Họa sĩ Hoàng Minh Hằng sinh năm 1946, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 1972, chuyên tâm vẽ và giảng dạy. Cả cuộc đời làm việc không ngừng nghỉ, nhưng chị ít xuất hiện bằng triển lãm hoặc trên truyền thông. Trong giới mỹ thuật ngày nay, với độ tuổi từ 30 đến 40, không nhiều người biết Hoàng Minh Hằng là ai. Thế nhưng với U60 trở về trước, số người nể trọng trình độ tranh lụa của Hoàng Minh Hằng khá nhiều. Một số họa sỹ nổi tiếng nhận chị làm thầy, làm thần tượng. Ở độ tuổi đã lớn, nhưng chị vẫn miệt mài làm việc, vẽ đa số tranh lụa khổ lớn. Tranh lụa của họa sĩ Hoàng Minh Hằng có sự tiếp nối từ tranh lụa thời mỹ thuật Đông Dương, với nét buồn vương, âm âm đặc trưng. Chị luôn giữ nguyên đặc tính của tranh lụa truyền thống, với kỹ thuật nhuộm và rửa lụa nhiều lần, tạo ra độ trong suốt và mềm mại. Thực hiện kỹ thuật này trên mảng lớn, diện rộng là rất khó, cần một tài năng riêng và sự nhạy cảm màu đặc biệt.
Theo nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân: “Sau Nguyễn Phan Chánh, Trần Đông Lương, Mai Long, Mộng Bích, Kim Bạch…, đến Hoàng Minh Hằng thì tranh lụa mới có lại cái hoành tráng trong cảnh vật, giản dị, khoáng đạt trong tâm tư chân thành...Tranh của chị có một thẩm mỹ tự tại, tư tưởng ung dung, vì thế tranh mang phong vị cổ điển Á Đông. Đây là nữ họa sĩ ít nữ tính mà nhiều nữ quyền nhất mà tôi rất thích”.
Họa sĩ Hoàng Minh Hằng luôn có tâm niệm nghệ thuật của mình là : "Người nghệ sĩ phải có tâm hồn rộng rãi, khoáng đạt, phải thành thực, dung dị thì mới có thể sáng tạo nên những tác phẩm lay động được cảm xúc của người khác”. Bởi vậy trong giới nghệ thuật xem chị là người vẽ tranh lụa khai thác đầy đủ tiếng nói riêng của chất liệu lụa : vừa mềm mại, nhẹ nhõm, lại mạnh mẽ và sâu lắng. Thật đúng là một đời "tu hành đắc đạo" với nghề.
Khi thưởng lãm các tác phẩm của họa sĩ Hoàng Minh Hằng người xem có thể cảm nhận được những mảng màu im lặng, rất im lặng đặt bên nhau một cách cẩn trọng, sự cẩn trọng của mỹ cảm tự nhiên và cảm xúc mạnh. Ranh giới của những mảng màu tối giản ấy, khi chúng áp vào nhau, tạo nên nhịp điệu riêng của tác giả, dứt khoát mà lại nhẹ nhõm giống như thơ thiền vậy. Nội lực mạnh thường không ồn ào. Tưởng chừng như lặng lẽ, nhưng là cả một không gian ẩn dụ, đủ cho cái riêng tư của người xem tranh dâng lên xao xuyến. Và bạn là ai, vừa trải qua những phiền muộn gì, bỗng dưng như được trải lòng trong các tác phẩm …
Họa sĩ Hoàng Minh Hằng sinh năm 1946, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 1972, chuyên tâm vẽ và giảng dạy. Cả cuộc đời làm việc không ngừng nghỉ, nhưng chị ít xuất hiện bằng triển lãm hoặc trên truyền thông. Trong giới mỹ thuật ngày nay, với độ tuổi từ 30 đến 40, không nhiều người biết Hoàng Minh Hằng là ai. Thế nhưng với U60 trở về trước, số người nể trọng trình độ tranh lụa của Hoàng Minh Hằng khá nhiều. Một số họa sỹ nổi tiếng nhận chị làm thầy, làm thần tượng. Ở độ tuổi đã lớn, nhưng chị vẫn miệt mài làm việc, vẽ đa số tranh lụa khổ lớn. Tranh lụa của họa sĩ Hoàng Minh Hằng có sự tiếp nối từ tranh lụa thời mỹ thuật Đông Dương, với nét buồn vương, âm âm đặc trưng. Chị luôn giữ nguyên đặc tính của tranh lụa truyền thống, với kỹ thuật nhuộm và rửa lụa nhiều lần, tạo ra độ trong suốt và mềm mại. Thực hiện kỹ thuật này trên mảng lớn, diện rộng là rất khó, cần một tài năng riêng và sự nhạy cảm màu đặc biệt.
Theo nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân: “Sau Nguyễn Phan Chánh, Trần Đông Lương, Mai Long, Mộng Bích, Kim Bạch…, đến Hoàng Minh Hằng thì tranh lụa mới có lại cái hoành tráng trong cảnh vật, giản dị, khoáng đạt trong tâm tư chân thành...Tranh của chị có một thẩm mỹ tự tại, tư tưởng ung dung, vì thế tranh mang phong vị cổ điển Á Đông. Đây là nữ họa sĩ ít nữ tính mà nhiều nữ quyền nhất mà tôi rất thích”.
Họa sĩ Hoàng Minh Hằng luôn có tâm niệm nghệ thuật của mình là : "Người nghệ sĩ phải có tâm hồn rộng rãi, khoáng đạt, phải thành thực, dung dị thì mới có thể sáng tạo nên những tác phẩm lay động được cảm xúc của người khác”. Bởi vậy trong giới nghệ thuật xem chị là người vẽ tranh lụa khai thác đầy đủ tiếng nói riêng của chất liệu lụa : vừa mềm mại, nhẹ nhõm, lại mạnh mẽ và sâu lắng. Thật đúng là một đời "tu hành đắc đạo" với nghề.
Khi thưởng lãm các tác phẩm của họa sĩ Hoàng Minh Hằng người xem có thể cảm nhận được những mảng màu im lặng, rất im lặng đặt bên nhau một cách cẩn trọng, sự cẩn trọng của mỹ cảm tự nhiên và cảm xúc mạnh. Ranh giới của những mảng màu tối giản ấy, khi chúng áp vào nhau, tạo nên nhịp điệu riêng của tác giả, dứt khoát mà lại nhẹ nhõm giống như thơ thiền vậy. Nội lực mạnh thường không ồn ào. Tưởng chừng như lặng lẽ, nhưng là cả một không gian ẩn dụ, đủ cho cái riêng tư của người xem tranh dâng lên xao xuyến. Và bạn là ai, vừa trải qua những phiền muộn gì, bỗng dưng như được trải lòng trong các tác phẩm …