Mừng Năm mới Nhâm Dần – Tản mạn về Hổ
Hổ biểu tượng Chúa sơn lâm oai hùng, uy mãnh của rừng già. Biểu tượng Hổ thường được nhắc đến trong những nền văn hóa khác nhau trên thế giới, gợi lên hình tựơng về sức mạnh sự oai hùng và dũng mãnh. Hổ còn được xem là biểu hiện của chiến binh dũng mãnh trên chiến trường. Các tướng sĩ dũng mãnh ngày xưa có cấp bậc cao thường lấy hình tượng của hổ gọi là Hổ Tướng.
Theo luật Âm – Dương ngũ hành thì có Âm phải có Dương cùng nhau trung hoà thì gia đạo mới vững vàng. Chính vì thế hình tượn Hổ được đưa vào nghệ thuật hội họa như điêu khắc, tranh vẽ, tranh thêu, tượng… để cân bằng hai luồng năng lượng đó nhằm bảo vệ cho gia chủ bình an, bảo đảm tiền tài không bị thất thoát, giữ sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình, trừ tà khí không tốt. Không những thế Hổ còn là biểu tượng của quyền lực, sự thăng tiến và phát triển trong công việc, học hành…
Tại sao lại gọi Hổ là “Ông Ba mươi”? Cái tên gọi này đã có nhiều cách giải thích, đó cũng là những cách giải thích theo truyền miệng dân gian. Và câu chuyện cổ tich dân gian về “Sự tích ông Ba mươi” được kể tóm tắt như sau:
Ngày xưa, Phạm Nhĩ là người sống ở Thiên cung, có sức khỏe phi thường. Ông có vành tai rách nên gọi tên như vậy. Phạm Nhĩ cậy có sức át cả thiên binh thiên tướng. Qua nhiều lần giao chiến, ông định lật đổ cả Ngọc Hoàng để lên ngôi Thiên Đế. Ngọc Hoàng yếu thế bèn cầu Phật. Đức Phật tự thân đi bắt Phạm Nhĩ nhốt vào túi thần giao cho Ngọc Hoàng xử lí.Ngọc Hoàng đày Phạm Nhĩ xuống trần gian nhưng cắt đôi cánh đi để khỏi bay về trời làm loạn, đồng thời hóa phép làm cho tai Phạm Nhĩ, vốn rất thính, nghe được ngàn dặm, phải cụp lại khi tỉnh. Nói chung là làm giảm sức mạnh của ông. Nể lời Phật dạy, Ngọc Hoàng giao cho Phạm Nhĩ làm chúa tể sơn lâm, đời đời gọi là Hổ. Còn việc gọi Hổ là Ông Ba mươi là theo lệ khi có người nào săn được hổ thì được vua thưởng 30 quan tiền vì trừ được tai họa cho dân nhưng đồng thời cũng phạt 30 hèo vì sợ vong hồn Phạm Nhĩ giận mà tác quái.
Ở miền Nam cũng có câu chuyện giải thích nhưng sự việc vào đời Nguyễn với các nhân vật vua Gia Long nhờ hổ mà sống sót, sau này ra lệnh ai bắt được hổ thì thưởng 30 quan nhưng cũng đánh 30 gậy. Vì thế Hổ có tên là “Ông Ba mươi”.
Vậy có ai muốn sở hữu “Ông Ba mươi” trong tranh nghệ thuật với chất liệu xé ghép trên giấy màu đầy nét tinh tế và đặc sắc không? Hãy đến Peony & Iris Art Gallery thưởng lãm và rước “Ông Ba mươi” về nhà đón Xuân Nhâm Dần đầy may mắn với các tác phẩm tranh Ghép “Gia đình Hổ” của họa sĩ Hoàng Thị Phương Liên. Khác với tranh vẽ, tranh xé giấy không có thủ pháp pha màu theo nghĩa đen là hòa trộn màu này với màu khác. Pha màu trong tranh xé giấy chính là xếp đặt, cài ghép, đan xen màu nọ với màu kia đậm chất nghệ thuật và sắc màu cuộc sống.
Tác Phầm : Gia Đình Hổ
Họa sĩ : Hoàng Thị Phương Liên
Chất liệu : Ghép giấy màu
Peony & Iris Art Gallery
25/74 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, Quận 1, HCM
Hotline : 0909 103 455
Open : 09h-17h
Copyright © 2020 Peony&Iris - Art Gallery - Design by : nina.vn