Từ bao đời nay, mỗi người Việt đều coi mái đình, cây đa như một biểu tượng của làng quê truyền thống. Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Cũng với ý nghĩa trường tồn ấy, cây đa xuất hiện trong ca dao như một nhân chứng của thời gian, chứng kiến những sự đổi thay của con người, của đất trời, đôi khi là cả một vòng đời người.
Hầu như làng quê truyền thống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ thường ở đầu làng, cuối làng, giữa làng và ở bên cạnh các di tích. Cuộc sống sinh hoạt của làng diễn ra sôi động xung quanh gốc đa. Với người dân quê, gốc đa là nơi bình đẳng nhất, không có sự phân biệt ngôi thứ. Gốc đa là nơi trẻ nhỏ nô đùa, thỏa thích nhặt búp, hái lá, chơi những trò chơi dân gian. Gốc đa cũng là nơi dân làng ngồi nghỉ chân sau những giờ lao động mệt nhọc, trước khi về làng hoặc đi khỏi làng. Gốc đa còn là nơi hẹn hò của trai gái. Không chỉ có vậy, cây đa làng Việt còn là biểu tượng tâm linh của con người. Trong làng, cây đa có mặt ở nhiều vị trí khác nhau nhưng hầu như nó không vắng bóng ở các di tích, đặc biệt là đình chùa…Và hơn thế nữa, không phải ngẫu nhiên mà những bậc cao niên, những người đã có nhiều thành tựu ở một lĩnh vực nào đó thường được đồng nghiệp và xã hội coi là "cây đa, cây đề", biểu tượng cho sức làm việc quên mình, dẻo dai, cho sự tích lũy kiến thức phong phú…
Như vậy, cây đa luôn là biểu tượng đẹp với hầu hết các ý nghĩa chuẩn mực của biểu tượng: vừa hiện hữu, vừa tiềm ẩn, huyền bí, vừa mang hơi thở cuộc sống, vừa mang đậm yếu tố tâm linh. Phải chăng chính sự kết hợp này đã tạo nên biểu tượng cây đa có sức sống bền lâu trong văn học dân gian, văn thơ bác học và trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam và đặc biệt hơn là trong tranh nghệ thuật mãi được lưu giữ trường tồn.
In the Red River Delta (North Vietnam)’s culture, communal house roofs and banyan trees are typical architectural features of traditional rural villages, being symbols of resilience and immortality. Banyan trees appear in folk tales, poetry, paintings as witness to all
events and occurrences of nature and human being’s life.
In rural villages, banyan trees are ubiquitous. They stand as landmarks at village entrances, village-end borderlines and quite often next to local historic sites. With spanning thick green foliages all year round, banyan trees are amazing shelters during scorching heated summer days. If Banyan trees are ideal meeting points, yard sites around them are perfect venues for communal activities: playground for children with traditional folk games, meeting points for young couples, or simply a stop spot for people to sit and relax after a hard working day, for home-coming people after a trip to feel warm and welcome, and for leaving people as the last good-bye.
Banyan trees, revered as sacred in Vietnam’s folk beliefs particularly in the Red River Delta, exist almost everywhere in rural villages but most noticeably near historic and religious sites (temples and pagodas). It is a common belief that Protective Genie resides inside banyan trees.
Being the epitomy of endurance, resilience, longevity and power, banyan trees, by no coincidence, are often used as metaphor for professionally experienced or highly respected, successful people in any aspect. The iconic symbol of banyan trees, real in life yet so mystic in spiritual belief, is widely and vividly illustrated in folk literature, poetry as well as in both traditional and contemporary-art paintings.
Tác phẩm : Cây Đa Nghìn Năm
Họa sĩ : Ngô Thành Nhân
Kích thước :70cm x 120cm
Chất liệu : Sơn mài
Năm sáng tác 2021
Peony & Iris Art Gallery
25/74 Nguyễn Bỉnh Khiêm P.Bến Nghé Quận 1
Hotline: 0909103455
Copyright © 2020 Peony&Iris - Art Gallery - Design by : nina.vn